Tuesday, September 22, 2015

Monday, December 15, 2014

Hiểu về Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, đôi khi còn được gọi hưng trầm cảm, là tình trạng gây ra rối loạn cảm xúc thất thường. Cũng giống như việc điều khiển một chiếc tàu lượn siêu tốc, bệnh nhân có thể trải qua nhiều tuần cả thấy mình là số 1 hay đỉnh của thế giới trước khi chuyển qua giai đoạn trầm cảm. Độ dài của hưng hay trầm cảm khác nhau tùy từng người. Theo số liệu thống kê, rối loạn cảm xúc lưỡng cực ( hưng trầm cảm) gây ảnh hưởng hơn 2% người trưởng thành tại Mỹ.

Những triệu chứng của pha trầm cảm ( Depressive Phase Symptoms)


Bệnh nhân mắc rối loạn cảm xúc lưỡng không được điều trị có thể trải qua nhiều lần trầm cảm nặng. Triệu chứng của pha trầm cảm bao gồm buồn bã, lo âu, mất hết năng lượng và hy vọng và khó tập trung trong học tập. Bệnh nhân mất hết sở thích với những hoạt động đã từng tham gia trước đây. Họ có thể tăng hay giảm cân. Ngủ rất nhiều hoặc rất ít và có dự tính tự sát.

Những triệu chứng của pha hưng cảm 


Trong giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân có xu hướng cảm thấy tràn phấn kích và tin rằng mình có thể làm bất kì việc gì. Nó làm tăng lòng tự tôn, chống đối hay ủng hộ cái gì đó một cách thái quá, giảm thời gian ngủ, trò chuyện không ngừng, dễ bị mất tập trung, và có nhiều ý tưởng. Những hành vi thiếu cẩn trọng, bao gồm: đi chơi và tiêu pha, phóng xe với tốc độ cao và lạm dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá,...Nếu bạn có ba hoặc nhiều hơn những dấu hiệu trên kéo dài liên tục trong một tuần thì chứng tỏ bạn đang ở pha trầm cảm.

Rối loạn lưỡng cực loại 1 và Rối loạn lưỡng cực loại 2


Người mắc RLCXLC loại 1 có hiểu hiện của pha hưng cảm hoặc cả hưng và trầm cảm và có một hoặc nhiều pha trầm cảm.  Người mắc RLCXLC loại 2 có biểu hiện trầm cảm nhiều hơn và ít chịu tác động mạnh mẽ của pha hưng cảm; họ trải qua hưng cảm nhẹ (hypomania), một trạng thái nhẹ hơn hưng cảm và kéo dài ngắn hơn một tuần. Bệnh nhân thích luôn cảm thấy vui vẻ và tỏ ra hài hước. Họ cảm thấy mọi chuyện đều tốt đẹp. Tuy nhiên, hưng cảm nhẹ có thể dẫn tới hưng cảm hoặc trầm cảm.

Pha hỗn hợp 


Bệnh nhân với pha hỗn hợp trải qua hưng cảm và trầm cảm cùng một thời gian. Nó dẫn đến những hành vi khó dự đoán trước, như buồn bã trong khi thực hiện những hoạt động yêu thích hoặc cảm thấy tràn đầy năng lượng. Nó phổ biến ở những người có Rối loạn cảm xúc lưỡng cực ở tuổi trẻ, đặc biệt ở tuổi vị thành niên. Lên đến 70% bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực trải qua pha hỗn hợp.

Nguyên nhân

Các bác sĩ và nhà khoa học không dám chắc về những nguyên nhân gây ra rối loạn hưng trầm cảm. Một giả thuyết đáng tin cậy là có một hoạt chất trong não dao động thất thường. Khi hoạt chất đó tăng cao, bệnh nhân bị hưng cảm, khi hoạt chất đó xuống thấp, bệnh nhân trải qua trầm cảm.


Bắt đầu từ hôm nay!

Tôi không biết chắc bạn có cảm giác giống tôi khi bị Rối loạn cảm xúc hay không? Lúc tôi đang hưng phấn, tràn trề năng lượng hay "ở trên đỉnh thế giới" thì tôi có rất nhiều mục tiêu nào là tỷ phú dollar, sở hữu nhà biệt thự 1ha, mua một hòn đảo,...nhưng hầu hết mục tiêu ấy đều xa vời hoặc thiếu thực tế bởi vì nó chỉ đến nhất thời và thiếu một kế hoạch để thực thi. Còn khi tôi rơi vào trầm cảm thì cảm giác tự ti ở bản thân, bi quan về tương lai khiến tôi không còn dám đặt mục tiêu gì cả và khi tôi không có mục tiêu gì cả thì cũng chính là lúc tôi tự buông thả bản thân cho cảm xúc chi phối. Bài viết tôi sưu tầm dưới đây với thông điệp "Quá khứ của bạn như thế nào không quan trọng, quan trọng là việc bạn làm như thế nào ở hiện tại mới quyết định bạn là ai trong tương lai". Đừng bao giờ đánh mất lòng tin ở bản thân mình, không bao giờ là quá muộn để thay đổi tương lai vì bạn có một hiện tại để chọn lựa.


Một lớp của trường tiểu học Mỹ có 26 học sinh đặc biệt vì chúng đều có những quá khứ tội lỗi: em thì đã từng tiêm chích, em thì đã vào trại cải tạo, thậm chí có một học sinh nữ trong một năm đã phá thai ba lần.
Gia đình đã từ bỏ chúng, các thầy cô giáo và nhà trường cũng coi chúng là đồ bỏ đi. Cuối cùng, lớp học được giao cho cô giáo Phila chủ nhiệm.
Ngay ngày đầu tiên của năm học, Phila đã không dọa nạt, ra oai với chúng như những giáo viên trước mà cô nêu ra cho cả lớp một câu hỏi sau:
“Cô kể cho các em một số điểm trong quá khứ của 3 ứng cử viên như sau:
Người thứ nhất luôn tin vào y thuật của thầy cúng. Ông ấy từng có hai người tình, ông ta hút thuốc và nghiện rượu trong nhiều năm liền.
Người thứ hai đã từng bị đuổi việc hai lần. Ngày nào ông ta cũng ngủ đến trưa, tối nào cũng uống một lít rượu brandy và cũng từng hút thuốc phiện.
Người thứ ba từng là anh hùng trong chiến đấu. Ông ta luôn giữ thói quen ăn kiêng, không hút thuốc, thỉnh thoảng mới uống rượu, thường uống bia nhưng không uống nhiều. Thời thanh niên chưa từng làm gì phạm pháp”.
Cô hỏi cả lớp trong 3 người, ai sau này sẽ cống hiến nhiều nhất cho nhân loại. Các em học sinh đồng thanh chọn người thứ 3, nhưng cô giáo làm cho cả lớp kinh ngạc khi trả lời:
“Các em thân mến, cô biết chắc chắn các em sẽ cho rằng chỉ có người thứ ba mới có thể cống hiến được nhiều cho nhân loại. Nhưng các em đã sai rồi đấy. Ba người này là những nhân vật nổi tiếng trong thế chiến thứ 2: Người thứ nhất là Franklin Roosevelt, tuy tàn tật nhưng ý chí kiên cường, ông đảm nhận chức vụ tổng thống Mỹ trong bốn nhiệm kỳ liên tiếp. Người thứ hai là Winston Churchill, thủ tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử nước Anh. Người thứ ba là Adolf Hitler, con ác quỷ phát xít đã cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người dân vô tội”.
Khi cô nói xong, tất cả học sinh đều ngây người nhìn cô và như không tin nổi những gì chúng vừa nghe thấy. Cô giáo nói tiếp:
“Các em có biết không, những điều mà cô nói về ba nhân vật này là quá khứ của họ. Còn sự nghiệp sau này của họ, là những việc mà họ đã làm sau khi họ thoát ra khỏi cái quá khứ đó. Các em ạ, cuộc sống của các em chỉ mới bắt đầu, vinh quang và tủi nhục trong quá khứ chỉ đại diện cho quá khứ. Cái thực sự đại diện cho cuộc đời một con người chính là những việc làm ở hiện tại và tương lai. Hãy bước ra từ bóng tối của quá khứ, bắt đầu làm lại từ hôm nay, cố gắng làm những việc mà các em muốn làm nhất trong cuộc đời mình, các em sẽ trở thành những người xuất chúng…”
Sau khi những học sinh này trưởng thành, rất nhiều người trên cương vị công tác của mình đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào: Có người trở thành bác sĩ tâm lý, có người trở thành quan tòa, có người trở thành nhà du hành vũ trụ. Điều đáng nói là, Robert Harrison, cậu học sinh thấp nhất và quậy phá nhất lớp, giờ đây trở thành giám đốc tài chính trẻ nhất của phố Wall.
Trong cuộc đời của con người, mỗi ngày đều có thể là một sự bắt đầu mới mẻ và hướng thiện, những vinh quang và tủi nhục của ngày hôm qua đều trở thành dĩ vãng. Chỉ cần bạn thực sự chịu trách nhiệm với bản thân, có mục tiêu tích xứng đáng cho tương lai của mình, tích cực nỗ lực để gia nhập vào đội ngũ những người cầu tiến, ngày mai chắc chắn bạn sẽ thành công!
Sưu tầm

Saturday, October 18, 2014

12 cách đối phó với trầm cảm của Rối loạn cảm xúc lưỡng cực



Để thời gian cho thuốc phát huy tác dụng
Có thể mất ít nhất một vài tuần thuốc trầm cảm mới phát huy tác dụng - và lên đến 12 tuần bạn mới biết liệu thuốc có thực sự hiệu quả. Bạn và bác sĩ có thể phải thử nghiệm để tìm đúng liều, đúng thuốc, hoặc thậm chí là sự kết hợp đúng của các loại thuốc. Đừng bỏ cuộc. Nghiên cứu cho thấy rằng nhiều người trưởng thành mắc trầm cảm vẫn có khả năng tìm được thuốc chữa bệnh.

Hãy kiên nhẫn khi dùng thuốc


Đừng ngưng việc sử dụng thuốc
Thuốc chống trầm cảm không có khả năng gây nghiện cho bạn, nhưng các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau bụng, hoặc các vấn đề khác vẫn có thể xảy ra nếu bạn đột nhiên ngừng sử dụng một số thuốc chống trầm cảm. Đừng ngừng sử dụng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Khi đó bác sĩ sẽ vạch ra một lịch trình cụ thể làm thế nào giúp bệnh thuyên giảm dần.
Uống thuốc đúng cách
Hãy xin ý kiến bác sĩ về thời gian uống thuốc, liệu có được kết hợp cùng đồ ăn hay có nên bỏ qua dùng thuốc hoặc thực phẩm khác cùng lúc hay không. Ngay cả vitamin, thực phẩm bổ sung, và các loại thuốc ngoài đơn thuốc như si-rô ho có thể ảnh hưởng đến thuốc chống trầm cảm. Hỏi phải làm gì nếu bạn bỏ không uống một liều: Có nên uống ngay khi có thể hay chờ cho đến liều tiếp theo?
Chú ý đến phản ứng phụ
Nhiều tác dụng phụ biến mất trong vòng 1 hoặc 2 tuần, nhưng các phản ứng như mất ngủ, buồn nôn, tăng cân, chóng mặt, và các vấn đề tình dục có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải điều chỉnh thuốc đang sử dụng. Theo dõi bất kỳ vấn đề sảy ra để có thể giúp bác sĩ điều chỉnh hợp lí. Nếu bạn đã bao giờ có ý nghĩ tự tử, hãy nói chuyện với gia đình hoặc nhờ bác sĩ tư vấn ngay lập tức.
Hãy bộc bạch ra
Trầm cảm thường là hậu quả kết hợp của các nguyên nhân về cả thể chất, tình cảm và tâm thần. Nghiên cứu cho thấy rằng cách hiệu quả nhất để điều trị trầm cảm là sự kết hợp của thuốc với điều trị tâm lý. Có thể như tư vấn, giống như liệu pháp nhận thức, hay gặp gỡ một nhóm hỗ trợ. Hãy học cách đối phó với các cuộc xung đột, chấn thương, tổn thất, hoặc căng thẳng gây nên bệnh, do đó bạn có thể sống khỏe mạnh.

Hãy vận động
Hãy làm việc dựa trên sức mạnh thể chất cũng như sức mạnh tinh thần. Tập thể dục có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, đặc biệt là khi bạn làm những việc giúp đẩy nhanh nhịp tim lên. Trong thực tế, tập thể dục đôi khi có thể có tác dụng giống  như thuốc chống trầm cảm cho những người bị trầm cảm nhẹ đến vừa phải. Nó giúp giảm căng thẳng và mang lại cho bạn một cảm giác khỏe mạnh. Tập thể dục giúp bạn cảm thấy tốt hơn ngay lập tức. Và khi bạn gắn bó với nó, những cảm xúc này sẽ còn mãi.
Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn các loại thực phẩm lành mạnh giúp cơ thể bạn hoạt động tốt nhất. Và khi cơ thể bạn đang ở trong trạng thái tốt, việc điều trị cũng sẽ thuận lợi. Thiếu một số vitamin và khoáng chất có thể làm cho bệnh trầm cảm tồi tệ hơn. Và nghiên cứu cho thấy thực phẩm có hại cho tim - như chất béo bão hòa - thậm chí có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm. Ngoài ra, hãy tránh uống rượu  vì điều này làm cho bệnh trầm cảm trầm trọng hơn.
Về giấc ngủ
Ngủ đủ giấc giúp tâm trạng trở nên tốt hơn và giúp bạn đối phó với sự căng thẳng. Trong thực tế, hầu hết người bị trầm cảm đều có vấn đề về giấc ngủ. Để có giấc ngủ tốt hơn, hãy tập thể dục, ăn ngủ điều độ, hạn chế chất kích thích và chất có cồn, ra ngoài vào ban ngày, và tạo thói quen đi ngủ thoải mái.
Hãy mở rộng suy nghĩ
Phương pháp điều trị phi truyền thống hoặc thay thế có thể làm giảm một số triệu chứng, giúp bạn thư giãn và giảm bớt các vấn đề như đau đớn thể chất hay lo lắng làm cho bệnh trầm cảm tồi tệ hơn.
Châm cứu
Yoga
Massage
Điều trị
Thiền Thư giãn (áp dụng áp lực lên các dây thần kinh ở bàn chân hoặc bàn tay của bạn, các lương y tin rằng điều này giúp kích thích chữa bệnh
 

Vitamin và các chất dinh dưỡng khác
Những người thiếu vitamin D thường dễ bị trầm cảm, nhưng dù có bổ sung thêm vitamin D không phải lúc nào cũng giúp họ cảm thấy tốt hơn. Một số nghiên cứu cho thấy chất EPA (eicosapentaenoic acid), được tìm thấy trong dầu cá có thể giúp điều trị trầm cảm. Một dạng thức mới của folate - kỹ thuật được gọi là L-methylfolate (Deplin) - đem lại hứa hẹn thúc đẩy các lợi ích của thuốc chống trầm cảm. Hãy thảo luận với bác sĩ để xem nó có phù hợp với bạn không.

Hãy xem xét sử dụng St. John's wort
Thảo dược cổ St. John's wort thường được sử dụng điều trị trầm cảm ở châu Âu. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó có công dụng giống như thuốc điều trị trong các trường hợp nhẹ hơn. Nhưng lại không có vẻ hiệu quả trong trường hợp bệnh nặng. Loại thảo dược này cũng có thể tương tác với thuốc chống trầm cảm, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.
 

Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn về thành phần bổ sung
SAMe: Một số nghiên cứu cho thấy chất này có thể hữu ích và có hiệu quả như thuốc chống trầm cảm.
5-HTP: Chất này có vẻ giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm, thậm chí ở những người bị trầm cảm kháng trị
Acid béo Omega-3: Tốt cho tim của bạn và hứa hẹn có ích cho người bệnh, nhưng chưa có khuyến khích
Valerian: Không có bằng chứng rằng chất này sẽ giúp làm giảm bệnh trầm cảm.
Kava: Cũng chưa có chứng minh, và có thể gây nguy hiểm cho gan của bạn



 Chúc bạn luôn vui vẻ và cân bằng với sự khác biệt này.

Dịch từ http://www.webmd.com/depression/ss/slideshow-help-depression-treatment-work